LK1-03 Biệt thự Trường Thịnh Phát, Lê Nin, Vinh, Nghệ An
Thứ Hai - Thứ Sáu
0965.666.123
Theo quy định, tiền lì xì Tết cũng được cho là tài sản riêng của con. Do đó, nếu cha mẹ yêu cầu con đưa tiền lì xì Tết cho mình có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Tiền lì xì từ ba mẹ, ông bà, những người thân vào mỗi dịp Tết luôn là niềm vui lớn đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên sau đó, việc ba mẹ thường đề nghị “giữ giúp tiền lì xì Tết cho con” khiến nhiều người băn khoăn. Theo quy định của pháp luật, ba mẹ, người thân trong gia đình có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con”. Như vậy, tiền lì xì Tết cũng được coi là tài sản riêng của con theo quy định này.
Theo điểm a, Khoản 2, Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; chống bạo lực gia đình, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xem là hành vi bạo lực kinh tế và sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo khoản 1, Điều 56, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
Như vậy, tiền lì xì Tết cũng được coi là tài sản riêng của con. Khi con cái được người khác lì xì tiền Tết mà cha mẹ yêu cầu con trẻ đưa tiền lì xì cho mình thì có thể bị xử phạt với số tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo điểm a Khoản 2 Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Tuy vậy, việc cha mẹ yêu cầu con đưa tiền lì xì để quản lý không phải hành vi xấu. Cụ thể, 2 bên có thể cùng trao đổi, thỏa thuận để quản lý, sử dụng tiền lì xì một cách hợp lý, đúng quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
Người Nhật coi trọng sự gắn bó và đặt gia đình lên trên nhất. Không chỉ bởi những phẩm chất đặc trưng của con người nơi đây, mà còn bởi tính cách văn hóa tuyệt vời của họ. Cùng tìm hiểu 10 câu nói tiếng Nhật hay về gia đình của Nhật Bản nhé.
Trong bài học từ vựng tiếng Nhật này, chúng ta cùng tìm hiểu danh sách 10 từ vựng tiếng Nhật Kanji với gốc 言. Đây là những cụm từ Kanji khá phổ biến và hay gặp.
Phần học thêm tiếng Nhật về châm ngôn hay văn hóa, phong tục Nhật Bản là một yếu tố cơ bản cần thiết và vô cùng thú vị. Nắm được và biết cách dùng những châm ngôn, ngạn ngữ tiếng Nhật này không chỉ giúp bạn nâng cao và trau dồi khả năng ngôn ngữ, nó còn giúp bạn giao tiếp tốt hơn và hiểu rõ hơn về tiếng Nhật và đất nước bạn theo học.
Hôm nay chúng ta sẽ học từ vựng tiếng Nhật về chủ đề gia đình Nhé. Những từ vựng tiếng nhật về gia đình là một trong những điều vô cùng quan trọng và cần phải học trong tiếng Nhật.
Đi kèm với hội nhập và phát triển, rất nhiều người Việt Nam làm việc cho các công ty của Nhật Bản. Tiếng Nhật trong công việc theo đó cũng vô cùng cần thiết. Vậy học tiếng Nhật cho những người đi làm ở đâu?
Việc học thêm một ngôn ngữ mới luôn luôn là khó với tất cả mọi người, hôm nay Nhật ngữ Jasa - Học tiếng Nhật tại Nghệ An sẽ nêu một vài khó khăn cơ bản của người Việt khi học tiếng Nhật.