Một số thông tin về thuê nhà trọ ở Nhật
Để tìm nhà trọ ở Nhật, cách thông thường nhất là đến các văn phòng bất động sản để tìm phòng ở phù hợp với điều kiện sống của mình. Ở Nhật có rất nhiều các văn phòng của các hãng môi giới bất động sản phục vụ cho nhu cầu tìm nhà của khách hàng, chủ yếu là sinh viên. Ngay cả đối với người Nhật, việc tìm kiếm cũng không đơn giản, và cũng phải tốn nhiều tiền.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề hợp đồng thuê nhà theo hệ thống độc lập ở Nhật.
1. Các điểm lưu ý khi chọn phòng:
1.1 Tính toán số tiền hàng tháng phải trả
Tiền nhà là số tiền phải trả hàng tháng. Hàng tháng, nếu số tiền đó chỉ chiếm dưới 25~30% thu nhập hàng tháng là tạm ổn. Tuy nhiên, kỳ đầu tiên của tháng ( Là số tiền phải trả khi làm hợp đồng thuê nhà) thì chúng ta chỉ cần phải chuẩn bị độ khoảng từ 4~6 tháng tiền nhà.
Tiền phí công cộng là số tiền mà chúng ta sẽ phải trả cho các chi phí như tiền quét dọn, tiền điện nước, phí bảo vệ của các chung cư hay tòa nhà.
1.2 Loại phòng
Trên các mục quảng cáo trên báo chí hay trong các tài liệu thông tin bất động sản của các công ty môi giới, các căn phòng thường được mô tả bằng các chữ viết tắt: 1R, 1DK, 2LDK,… khiến người không quen có thể không hiểu được. Thực ra các chữ viết tắt này có ý nghĩa như sau:
1R (One Room): Phòng đơn chỉ gồm 1 gian phòng, với 1 khu bếp nhỏ (khoảng 3-7㎡) điển hình có bếp gaz hoặc bếp điện/từ, và 1 bồn rửa, và 1 phòng vệ sinh (thường kèm phòng tắm).
Còn các chữ viết tắt 1DK, 2LDK,… thì có ý nghĩa:
Số là biểu thị số phòng ngủ – không kể phòng tắm/vệ sinh
L là phòng khách – phòng sinh hoạt (“Living” – リビング)
K là phòng bếp (“Kitchen” – キッチン)
DK là phòng bếp rộng có thể dùng làm phòng ăn (“Dining Kitchen” – ダイニングキッチン)
Ví dụ: “Phòng 3LDK” có nghĩa là phòng có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp lớn, ngoài ra còn có phòng tắm, vệ sinh. Đây là dạng phòng ở điển hình cho các gia đình có con nhỏ ở Nhật mà chưa có điều kiện ở nhà riêng.
Loại nhà được viết tắt như trên ảnh hưởng rất nhiều đến giá thuê hàng tháng của nhà đó. Tuy nhiên không chỉ có thế, giá nhà còn phụ thuộc vào từng địa phương, sự tiện nghi của khu vực xung quanh (an ninh, có gần nhà ga/siêu thị không, tiếng ồn, số tầng, năm xây dựng, …). Ngoài ra đương nhiên khi tìm thuê 1 căn phòng chúng ta cũng phải xem xét đến bản vẽ biểu thị không gian của căn phòng đó.
Khi thuê phòng, các công ty bất động sản thường đưa ra cho chúng ta diện tích sử dụng (bao gồm tổng diện tích các phòng, cộng với cả hành lang, phòng tắm – vệ sinh) quy ra ㎡. Tuy nhiên mỗi phòng thì được tính diện tích bằng “chiếu” hay “jo”(畳 – じょう). Một “jo” là một đơn vị diện tích tính bằng 1 hình chữ nhật 90cmx180cm, tức là khoảng 1.65㎡. Như vậy 6 “jo” sẽ xấp xỉ bằng 10㎡.
1.3 Khu vực
Khu vực gần ga hay khu vực thuận lợi được mọi người yêu thích thông thường giá nhà rất cao. Nếu bạn để ý quá nhiều về vấn đề thuận tiện hay không, thì sẽ khó quyết định được nhà, tuy vậy chỉ cần bạn thay đổi một chút thì sẽ kiếm được nhà rẻ. Vậy chúng ta hãy đến thảo luận với đại diện của văn phòng bất động sản nhé.
- Cự ly đến ga, hoặc ở ga có tàu tốc hành không
- Có gần siêu thị, tiệm 24h, trường học, công viên, bệnh viện.
Nếu bạn chỉ tạm thời lưu tại Nhật trong thời gian ngắn (dưới 1 năm), và nguyện vọng vào phòng dẫu có nói trước đi nữa vẫn có trường hợp bị từ chối không cho thuê phòng.
2. Về hợp đồng:
2.1 Người bảo lãnh liên quan
Trong trường hợp thuê nhà tại Nhật, thì việc có người bảo lãnh là người Nhật có mức thu nhập ổn định là điều cần thiết. Nếu trong trường hợp đến tháng bạn không trả tiền nhà, hay bạn không trả tiền sửa chữa các hư hỏng trong phòng thì chủ nhà sẽ có quyền yêu cầu người đứng ra bảo lãnh thanh toán. Tóm lại, Người bảo lãnh là người thay mặt bạn sẽ chịu trách nhiệm và nghĩa vụ để trả phần trách nhiệm của bạn về mặt luật pháp.Vì vậy, với các mối quan hệ bạn bè hay quan hệ xã giao, thì việc nhờ họ làm người bảo lãnh sẽ rất khó. Dẫu cho là người Nhật, sẽ có trường hợp không tiếp nhận ngoại trừ đó là mối quan hệ thân thích, gia đình. Trong trường hợp không thể tìm ra được người bảo lãnh, thì bạn hãy đến các công ty có dịch vụ đứng ra làm bảo lãnh cho bạn.
2.2 Tiền Shikikin
Là số tiền mà dùng trong trường hợp chẳng may có vấn đề gì xảy ra, ví dụ như tiền sửa chữa khi vào phòng.
Số tiền này sẽ được khấu trừ vào các khoản dọn dẹp, làm mới, sửa chữa sau khi ra trả phòng.
2.3 Tiền Reikin
Được gọi là Tiền Lễ cho người Chủ nhà khi vào phòng. Tùy theo khu vực sẽ có cách gọi khác nhau. Số tiền này, sau khi trả phòng sẽ không được trả lại. Gần đây, tiền Shikikin, và tiền Reikin không còn yêu cầu, nhưng thay vào đó, thì tiền thuê nhà sẽ đắt lên nhiều. Và cộng thêm số tiền phải trả cho các công ty bảo hiểm và các công ty bảo lãnh.
2.4 Tiền môi giới (Chuukai tesuuryo)
Là số tiền phải trả cho các công ty bất động sản vì đã giới thiệu nhà. Thông thường sẽ mất 1 tháng tiền nhà dựa trên hợp đồng.
2.5 Trả tiền nhà trước (zenyachin)
Nguyên tắc là trả tiền nhà trước. Theo hợp đồng thì sẽ trả tiền nhà vào đầu tháng khi vào phòng. Nếu ngày vào phòng là ngày giữa tháng, thì cũng có trường hợp là sẽ chia theo số ngày và được trả vào đầu tháng sau.
2.6 Tiền đổi chìa khóa (Kagikokan hiyo)
Có trường hợp sẽ không phải trả tùy theo phán đoán của người vào phòng. Để phòng tránh các phiền toái hay phòng chống trộm cướp do dùng lại chìa khóa của người ở trước, cho nên cũng có trường hợp sẽ bị bắt buộc phải thay khóa. Chúng ta cần phải kiểm tra vấn đề này trước.
2.7 Bảo hiểm tai nạn, hỏa hoạn (kasai hoken)
Thông thường đây là trường hợp bắt buộc đối với người thuê phòng. Bạn sẽ phải trả từ 15,000~30,000 yên trong lúc ký hợp đồng.
3. Những điều cần kiểm tra và xác định lại khi làm hợp đồng:
3.1 Các khoản nghiêm cấm, các điều khoản đặc thù
Cách vứt rác, nuôi thú cưng, chơi nhạc trong phòng, sửa chữa phòng, ở cùng với người thuê phòng, từng điều khoản sẽ có những có điều kiện kèm theo. Nếu bạn không giữ và tuân thủ theo luật lệ, sẽ gây phiền toái cho người ở xung quanh.
3.2 Nội thất
Việc thuê nhà ở Nhật, thì không có các trang thiết bị nội thất kèm theo. Trong trường hợp phòng có gắn máy lạnh, máy ga , thì bạn phải đến xem phòng có gắn những thiết bị đó chưa, ( trong trường hợp phải mua lại, thì hỏi chủ nhà có đồng ý không), hay người ở trước có để lai không? Các thiết bị điện hay các dụng cụ nhà cầm theo, sẽ có thể không có chỗ đặt ở phòng mới, cho nên chúng tôi khuyên bạn hãy cầm theo những cái thiết yếu cho căn phòng .
3.3 Tiền tái tạo mới hợp đồng
Ở Nhật, mỗi lần làm lại hợp đồng, bạn phải trả tiền (koshinkin) – tiền tái tạo mới hợp đồng. Thông thường là 1 tháng tiền nhà sau 2 năm, tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác nhau.
3.4 Trả lại tiền Shikikin, hồi phục lại nguyên trạng sau khi trả phòng
Trong nội dung hồi phục lại nguyên trạng sau khi trả phòng, thì tùy theo từng văn phòng bất động sản sẽ khác nhau. Và đôi khi xảy ra nhiều trường hợp phiền phức. Và phí để hồi phục lại nguyên trạng và làm sạch, dọn dẹp phòng sẽ trừ vào tiền Shikikin, và khoản dư sẽ được trả lại cho bạn. Vì vậy chúng ta hãy lưu ý không được làm bẩn sàn nhà, đóng đinh hay lỗ ở trên tường, khoét đinh treo tranh, hay hút thuốc lá trong phòng. Nếu trước khi vào phòng, trong trường hợp có các tổn thất hay các vết bẩn từ trước thì chúng ta cần báo trước cho văn phòng bất động sản hay chủ nhà.